Podchaser Logo
Home
Việt Nam: Báo động về mất cân bằng giới tính khi sinh

Việt Nam: Báo động về mất cân bằng giới tính khi sinh

Released Wednesday, 15th May 2024
Good episode? Give it some love!
Việt Nam: Báo động về mất cân bằng giới tính khi sinh

Việt Nam: Báo động về mất cân bằng giới tính khi sinh

Việt Nam: Báo động về mất cân bằng giới tính khi sinh

Việt Nam: Báo động về mất cân bằng giới tính khi sinh

Wednesday, 15th May 2024
Good episode? Give it some love!
Rate Episode

Năm 2023, tại Việt Nam, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, tức là 112 bé trai trên 100 bé gái, trong khi tỷ số tự nhiên là khoảng 105/100, theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa được công bố đầu năm nay. Năm 2022, tỷ số này là 113,7 bé trai trên 100 bé gái, đã được đánh giá nghiêm trọng, thế mà năm 2023 còn tiếp tục tăng thêm.

Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh thực sự trở thành thách thức đối với Việt Nam từ năm 2006 khi tỷ số giới tính khi sinh tăng lên 109,8 bé trai/100bé gái.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, thuộc Bộ Y tế, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn hơn một số nước, nhưng tăng nhanh và lan rộng, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn. Xét ở phạm vi vùng kinh tế-xã hội, vào năm 2006 chỉ mới có 3/6 vùngmất cân bằng giới tính khi sinh, đến năm 2021 cả 6/6 vùng đều bị mất cân bằng giới tính khi sinh ở cả thành thị và nông thôn.

Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có sự chênh lệch giới tính khi sinh ngay từ đứa con đầu tiên, tức là các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính ngay ở lần sinh đầu tiên. Tình trạng mất cân bằng giới tính này đưa Việt Nam vào trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao nhất. Theo một báo cáo năm 2020 của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc ( UNFPA ), riêng tại châu Á, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của Việt Nam đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Riêng tại Việt Nam, tâm lý ưa thích con trai, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam và là nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng giới tính khi sinh. Nguyên nhân thứ hai  lạm dụng khoa học – công nghệ. Ngoài ra, các quy định pháp luật chưa được thực thi nghiêm làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 08/01/2024, bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) ghi nhận:

“ Thứ nhất là người Việt Nam mình thờ cúng tổ tiên và dòng họ thì theo họ bố. Tâm lý dòng họ vẫn là tâm lý rất nặng. Cha em thì trông chờ vào sự chăm sóc, sự nối dõi khi về già của người con trai gia đình. Vẫn có tâm lý là nếu không đẻ được con trai thì giống như là không làm tròn bổn phận đối với dòng họ, tổ tiên. Tâm lý đó còn rất nặng kể cả đối với những người ở thành phố, kể cả những người có học hành, có trình độ rất cao.

Bây giờ còn có thêm một yếu tố, đó là các phương tiện để giúp người ta tìm kiếm sinh đẻ với giới tính theo ý muốn. Người ta có thể sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau, kể cả các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật hiện đại để đạt được điều đấy.

Đấy là một trong những yếu tố rất quan trọng dẫn đến việc tỷ lệ con trai sinh ra vẫn nhiều hơn con gái”.

Một báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2014 cho biết những gia đình mà vợ chồng có học vấn càng cao và kinh tế càng khá giả thì càng thích con trai. Một số thay đổi gần đây cũng góp phần làm trầm trọng thêm hiện tượng này như tỷ lệ sinh thấp, đặc biệt các công nghệ sinh sản hiện đại và chi phí phải chăng, cho phép nhiều người tiếp cận.

Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc CSAGA, cũng ghi nhận:

“ Luật pháp không cho phép, tuy nhiên người ta vẫn dùng muôn vàn thủ thuật để đạt được điều người ta muốn mà luật pháp không biết, ví dụ như các phương pháp truyền thống mà người ta truyền miệng với nhau để sinh được con trai, người ta có thể ra nước ngoài, tìm ra các kỹ thuật. Nói chung là có rất nhiều cách để lách luật, chứ luật pháp Việt Nam không chấp nhận việc sàng lọc giới tính khi sinh và không chấp nhận bác sĩ hoặc người làm siêu âm thông báo giới tính của thai nhi. Luật pháp đã cấm từ lâu rồi, nhưng người ta vẫn làm được việc đấy.”

Theo báo mạng vnExpress ngày 8/10/2022, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng chọn làm thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – viết tắt là IVF) để sinh cho bằng được một đứa con trai dù biết lựa chọn giới tính thai nhi là trái pháp luật. Đây là phương pháp sàng lọc và xét nghiệm phôi hiện đại, có thể xác định được giới tính phôi trước lúc chuyển vào cơ thể người mẹ.

Tờ báo này cho biết, hơn chục năm trước, những người muốn làm IVF hầu hết phải sang Thái Lan, Singapore với chi phí cả tỷ đồng. Vài năm gần đây, Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo về thụ tinh ống nghiệm của khu vực, chi phí IVF tại hơn 40 trung tâm, bệnh viện trên toàn quốc dao động trong khoảng từ 70 đến 100 triệu đồng, chỉ bằng 20-25% các nước. Từ năm 2017 trở đi, số ca IVF thực hiện mỗi năm ở Việt Nam đã cao nhất khu vực ASEAN. Năm 2019, cả nước có gần 35.000 ca IVF được thực hiện.

Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất cân bằng giới sẽ ảnh hưởng xấu tới cấu trúc dân số trong tương lai, dẫn tới dư thừa nam giới. Tổng cục Thống kê dự báo đến năm 2034, nếu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam không giảm, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới lứa tuổi 15-49. Đến năm 2059, dự báo con số này sẽ là 2,5 triệu. Nếu kịch bản này xảy ra, rất có thể  Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu cô dâu” như Trung Quốc và Ấn Độ. Giám đốc CSAGA Nguyễn Vân Anh chia sẽ mối quan ngại đó.

" Các nhà khoa học đã nói nhiều rồi: Trong một xã hội mà số nam giới nhiều quá thì nhìn sang các nước hàng xóm thì chúng ta đã thấy, đến khi tỷ lệ nam giới thừa nhiều quá thì ngay cả việc tìm được một người bạn đời cũng không phải là dễ, thậm chí có nhiều nước mà mọi người phải tìm cách để có được những cô dâu từ nước ngoài.

Thêm vào đó có thể còn có tình trạng xâm hại tình dục, cưỡng hiếp mà mọi người cũng đã nói khá nhiều rồi. Tôi nghĩ là sẽ còn những hệ lụy khác khi xã hội có sự mất cân bằng cao về giới tính, dồn đến một thời điểm nào đó thì sẽ bùng nổ."

Trước tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng trầm trọng như vậy, theo bà Nguyễn Vân Anh, về lâu dài phải đẩy mạnh việc truyền thông theo hướng làm thay đổi cái nhìn của xã hội đối với phụ nữ:

"Khi làm truyền thông, mình cũng đã tranh luận rất nhiều với những người làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Mình không thể truyền thông là hãy ngừng việc lựa chọn giới tính thai nhi. Truyền thông như thế không giải quyết được vấn đề, mà cần làm rõ hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội là phải như thế nào.

Nếu chúng ta nhìn thấy nhiều phụ nữ giỏi giang, có thể quản lý được cuộc đời mình và có thể có đời sống hạnh phúc, cũng như có thể thành công không kém gì nam giới, thì người ta sẽ thấy là nam giới và nữ giới không có khoảng cách. Nhưng nếu người ta chỉ nhìn thấy phụ nữ bị bạo lực, đời sống phải lệ thuộc, bị coi thường, thì người ta sẽ nghĩ rằng sinh ra làm phụ nữ rất là khổ. Nếu không chú ý điều đó, thì truyền thông của mình vẫn là sai. 

Cho nên, trong chương trình truyền thông của SCAGA trong thời gian dài, chúng tôi tập trung vào hình ảnh những phụ nữ và những nữ thanh niên thành đạt. Tại các trường thì ở cấp 3 khi hướng nghiệp, người ta thường nói là con gái thì không cần học nhiều, chỉ cần lấy được chồng tốt.

Nhưng khi đến các trường, chúng tôi đem đến những tấm gương của nhiều phụ nữ thành đạt: người thì là cảnh sát quốc tế, người thì là cung thủ, kiếm thủ, hoặc là nhà bảo tồn động vật hoang dã đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế. Các em và các phụ huynh mới thấy: “ Ơ, phụ nữ cũng làm được những nghề này à? Thế mà từ trước đến giờ mình không biết!”. Các thầy cô giáo cũng thấy: “À, mình có thể hướng cho các em tự chọn theo khát vọng của các em, chứ không phải dựa vào giới tính của các em để tự định ra một cái khuôn là phụ nữ nên làm nghề này và nam giới nên làm nghề này.

Nhưng tất cả những điều ấy sẽ khích lệ về lâu dài, chứ sự mất cân bằng giới tính thì không thể xóa bỏ một sớm một chiều được.”

Thật ra thì đây là một hiện tượng phổ biến ở rất nhiều nước. Phát biểu tại một hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính giới tính khi sinh, diễn ra tại Hà Nội đầu tháng 10/2022, ông Bjorn Andersson, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNFPA, đã nêu bật: "Hiện có hơn 140 triệu phụ nữ 'bị thiếu hụt' trên khắp thế giới do tâm lý ưa thích con trai và lựa chọn giới tính".

Show More

Unlock more with Podchaser Pro

  • Audience Insights
  • Contact Information
  • Demographics
  • Charts
  • Sponsor History
  • and More!
Pro Features